Vì môi trường lành mạnh cho học sinh
Theo đó, Sở Y tế tỉnh Gia Lai chỉ đạo Trạm y tế xã Kon Thụp tiếp tục nắm bắt toàn bộ thông tin về vụ việc nhóm người hành hung nhân viên y tế xảy ra tại trạm chiều 11.2; tổ chức thăm hỏi động viên cán bộ y tế có liên quan và điều hành đảm bảo hoạt động của trạm trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; tăng cường tuyên truyền giáo dục cho cán bộ y tế về việc thực hiện nghiêm đạo đức nghề y. Đồng thời, động viên tinh thần làm việc vì bệnh nhân phục vụ, không hoang mang dao động trước vụ việc. Sở Y tế tỉnh Gia Lai cũng chỉ đạo Trạm y tế xã Kon Thụp và những người có liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng giải quyết vụ việc theo thẩm quyền và xử lý đúng quy định của pháp luật.Ông Nguyễn Hoàng Quân, Trạm trưởng Trạm y tế xã Kon Thụp, cũng có tường trình gửi lãnh đạo Trung tâm y tế H.Mang Giang về vụ việc nhân viên y tế bị hành hung.Theo tường trình, chiều 11.2, ông Quân trực tại Trạm y tế xã Kon Thụp một mình và được phân công nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe cho thanh niên lên đường nhập ngũ lúc 19 giờ cùng ngày (sáng 12.2, các thanh niên lên đường nhập ngũ). Tranh thủ lúc không có bệnh nhân, ông Quân chạy về tắm rửa và lấy máy đo huyết áp ở nhà lên trạm để kiểm tra cho nhanh, do số lượng thanh niên đông.Khi ông Quân vừa về đến nhà, khoảng 17 giờ 53 ngày 11.2, có 2 bệnh nhân (bị ngã cầu thang bên nhà văn hóa xã) có mùi rượu bia được một vị lãnh đạo xã Kon Thụp đưa đến trạm.Do không thấy người, vị lãnh đạo xã này gọi y sĩ L.T.T.T, nhân viên Trạm y tế xã Kon Thụp và sau đó gọi cho ông Quân đến để xử lý vết thương cho bệnh nhân.Khi đến Trạm y tế xã Kon Thụp, ông Quân thấy vị lãnh đạo xã và 3 người khác. Lúc này, vị lãnh đạo xã ra về, ông Quân nói người nhà đưa bệnh nhân vào phòng cấp cứu để xử lý vết thương. Trong thời gian ông Quân đang xử lý vết thương, y sĩ L.T.T.T có đến trạm hỗ trợ ông Quân (chiều 11.2 không phải ca trực của bà T.).Nhận thấy bệnh nhân Lệ có vết thương vùng cằm, kích thước 1cm x 2cm và vết thương vùng sau đầu sưng to, chảy máu, kích thước 5cm x 6cm, ông Quân tiến hành băng ép vùng đầu và giải thích với vết thương vùng đầu nên đi tuyến trên chụp chiếu, kiểm tra, ở tuyến xã chỉ sơ cứu ban đầu. Còn 1 bệnh nhân tên Lê có vết xước vùng mu bàn tay phải cần rửa vết thương.Khi ông Quân băng vết thương và giải thích chuyển tuyến trên để kiểm tra, bệnh nhân Lệ chửi cả ông Quân và bà T.Bà T. cự cãi lại thì hai bên xảy ra xô xát. Một bệnh nhân đạp bà T. ngã xuống đất và 1 người không bị thương cầm cây lau sàn nhà đập vào bà T. Ông Quân can ngăn nên nhóm 3 người lên xe bỏ đi.Đến khoảng 18 giờ 35 ngày 11.2, công an đưa các bệnh nhân nói trên lại Trạm y tế xã Kon Thụp. Lúc này, ông Quân lại giải thích vết thương ở đầu nên đi kiểm tra và băng bó. Các bệnh nhân đồng ý, ông Quân khâu vết thương vùng cằm vùng sau đầu cho một bệnh nhân.Công an xã Kon Thụp cũng đã làm việc với những người liên quan để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. Bước đầu, lực lượng công an xác định nhóm người hành hung nhân viên y tế nói trên là công nhân đang xây dựng một công trình trên địa bàn xã Kon Thụp. Như Thanh Niên thông tin, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh 3 người đàn ông lao vào hành hung một phụ nữ, thu hút nhiều lượt bình luận và chia sẻ. Lãnh đạo Trạm y tế xã Kon Thụp xác nhận người bị hành hung là bà L.T.T.T, nhân viên y tế của đơn vị này.Vòng eo 'gây sốc' của Kim Kardashian tại Met Gala có được là nhờ thói quen này
Ngày 20.2, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Văn Dũng đã ký quyết định phê duyệt danh sách đối tượng nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo quy định tại nghị định số 178 của Chính phủ.Cụ thể, đợt này có 54 người, trong đó 50 người nghỉ hưu trước tuổi, 4 người nghỉ thôi việc, thời điểm hưởng chế độ từ ngày 1.3.Hầu hết những cán bộ này đều có đơn xin nghỉ để phục vụ sắp xếp, tổ chức bộ máy.Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng giao Sở Tài chính kiểm tra, thẩm định, tham mưu trình tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách cho đối tượng được phê duyệt nghỉ việc theo đúng quy định hiện hành.Trong quyết định này, có 6 giám đốc và 1 phó giám đốc sở nghỉ hưu trước tuổi.Cụ thể những người xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: ông Nguyễn Quang Thử, Giám đốc Sở KH-ĐT (61 tuổi), ông Đặng Phong, Giám đốc Sở Tài chính (60 tuổi, 2 tháng), bà Trương Thị Lộc, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH (56 tuổi, 1 tháng).Ngoài ra, còn có ông Phạm Viết Tích, Giám đốc Sở NN-PTNT (59 tuổi, 3 tháng) và ông Đặng Bá Dự, Giám đốc Sở Ngoại vụ (59 tuổi, 2 tháng), ông Nguyễn Phi Thạnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (57 tuổi 1 tháng)Đáng chú ý, có bà Lưu Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH nghỉ hưu khi chỉ mới 51 tuổi, 3 tháng.Chiều nay tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức hội nghị công bố nghị quyết HĐND tỉnh về việc thành lập, sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, quyết định UBND tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.Tại kỳ họp 29, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X diễn ra vào ngày hôm qua (19.2), HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ cán bộ lãnh đạo, quản lý còn độ tuổi công tác dưới 1 nhiệm kỳ nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2025 - 2029.Theo đó, các đại biểu đã thông qua nghị quyết hỗ trợ thêm cho 97 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi với số tiền hơn 23,2 tỉ đồng.
Người cuồng mua sắm trực tuyến chiếm 45% giao dịch thương mại điện tử Đông Nam Á
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Mở rộng di tích Chiến thắng Chư Bồ - Đức Cơ
Ngày 22.1, một lãnh đạo Sở Nội vụ Cà Mau xác nhận, cơ quan này đã có quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Trần Quốc Việt, Phó giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh."Cán bộ có quyết định khởi tố bị can nhưng được tại ngoại thì việc tạm đình chỉ chức vụ được thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng. Do không tạm giam nên vẫn đi làm bình thường", vị lãnh đạo trên thông tin thêm.Trước đó, tháng 3.2024, ông Trần Quốc Việt bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan đến kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại trung tâm. Đến tháng 7.2024, Sở Nội vụ Cà Mau có quyết định cho ông Việt từ Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau sang giữ chức vụ Phó giám đốc trung tâm.Đầu tháng 1.2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Quốc Việt để điều tra về hành vi lập quỹ trái phép.Như Thanh Niên thông tin, Thanh tra tỉnh Cà Mau có kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau. Đồng thời, đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm tại trung tâm sang cơ quan điều tra.Cụ thể, trong niên độ thanh tra 2013 - 2022, Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau được xác định có nhận 455 triệu đồng từ các khoản thu do các công ty chi hoa hồng, khen thưởng tập thể, bán giấy vụn... nhưng không nhập quỹ cơ quan mà thành lập quỹ đời sống. Trung tâm không đưa vào hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi, quản lý; không lập chứng từ thu, chi; không hạch toán kế toán, không có báo cáo tài chính. Các khoản chi từ nguồn này không thông qua tập thể cơ quan mà do giám đốc trung tâm tự quyết định chi, nhưng không có hồ sơ, chứng từ chứng minh. Theo kết luận thanh tra, hành vi trên có dấu hiệu phạm tội lập quỹ trái phép.Riêng khoản tiền các cá nhân nộp lại từ tiền công chỉnh lý tài liệu 3,6 tỉ đồng, Thanh tra xác định, các khoản mà giám đốc trung tâm báo cáo đã chi hỗ trợ cho các tập thể và cá nhân ngoài trung tâm với số tiền 888 triệu đồng. Tuy nhiên, qua xác minh, có 1/7 tập thể không thừa nhận có nhận số tiền 8 triệu đồng, có 52/58 cá nhân không thừa nhận đã nhận số tiền 373 triệu đồng. Điều này cho thấy, các khoản chi nêu trên không có căn cứ xác định là có thật toàn bộ; hiện nay khoản tiền trên không còn tồn quỹ tiền mặt và không thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi. Thanh tra cho rằng, hành vi này có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản.Kết luận thanh tra cũng nêu, việc thành lập quỹ đời sống không thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm; những khoản thu, chi không thông qua ban giám đốc và không thông qua tập thể trung tâm. Hiện nay, kế toán và thủ quỹ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau đã làm mất danh sách có ký tên của người nộp tiền, chỉ còn số liệu sổ theo dõi của kế toán.